Tới Quy Nhơn, du khách không chỉ ấn tượng bởi những danh thắng nổi tiếng như đảo ngọc Cù Lao Xanh, bãi biển Kỳ Co tuyệt đẹp hay Ghềnh Ráng- Tiên Sa với những bãi tắm mang ý nghĩa về lịch sử,… mà còn đặc biệt thích thú khi có dịp ghé thăm tháp Chăm Bình Định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về địa điểm này nhé
Mục lục:
Vài nét về Tháp Chăm Bình Định
Tháp Chăm Bình Định là tên gọi chung cho hệ thống kiến trúc cổ được xây dựng theo phong cách và cấu trúc của người Chăm. Hệ thống kiến trúc này đã trở thành một điểm độc đáo, thu hút du khách mỗi khi tới vùng Bình Định- Quy Nhơn
1. Tháp Cánh Tiên – Tháp Đồng
Tháp Cánh Tiên, hay còn được gọi là tháp Đồng được xây dựng bên trong quần thể di tích thành Đồ Bàn trên địa bàn xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn vào thể kỉ XII.
Điểm đặc biệt của tháp Cánh Tiên là phần phía trong các cột ốp tường được ốp kín bằng các phiến đá sa thạch chạm khắc hoa văn dây xoắn.
Ngôi tháp được tạo dáng thanh thoát nhưng trang nghiêm, tháp có 4 tầng thu nhỏ về phía trên, tầng nào cũng có 4 tháp góc trang trí, mỗi góc lại có những tầng nhỏ, tạo dáng lá lật nhỏ dần về phía trên tạo cảm giác như cánh chim đang bay, từ vai tháp trở lên, 4 phía đều giống như cánh tiên bay lên.
Vì lẽ đó nên tháp được gọi là Tháp Cánh Tiên. Tháp được xây dựng vào thời vua Chế Mân nên có truyền thuyết cho rằng: đây là ngôi tháp vua Chế Mân dành tặng cho hoàng hậu Paramecvari tức Huyền Trân Công Chúa, người con gái Việt cao quý đã cùng ông kết mối lương duyên lịch sử.
Tháp được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc Nghệ thuật năm 1982.
2. Tháp Bánh Ít – Thác Bạc
Tháp Bánh Ít hay còn gọi là tháp Bạc được xây dựng vào cuối thế kỉ XI – đầu thế kỉ XVII tại xã Phước Hiệp, Tuy Phước.
Tháp toạ lạc trên đỉnh một quả đồi nằm giữa hai nhánh sông Kôn là Tân An và cầu Gành. Sở dĩ tháp có cái tên lạ như vậy là bởi nhìn xa, những toà tháp nhìn như những chiếc bánh ít xếp lên nhau nên người dân gọi với cái tên dân dã tháp Bánh Ít.
Ngoài ra, tháp còn có một tên gọi khác là tháp Bạc do những nhà nghiên cứu người Pháp ghi tên Tháp là Tour d’Ảgent, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tháp Bạc.
Tháp Bánh Ít gồm bốn ngọn xây dựng trên một quả đồi với chiều cao của tò tháp cao nhất là 29,6 m đối Ba tháp phụ được có hình dáng nhỏ bé hơn tháp chính. Trên đỉnh mỗi tháp đều có thượng thần Siva làm bằng đá. Đây được coi là nét đặc sắc trong phong cách kiến trúc của người Chăm.
Quần thể di tích tháp Bánh Ít mang giá trị nghệ thuật cao về kiến trúc bởi nét độc đáo mang giá trị lịch sử sâu sắc.
Mỗi năm, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt khách tới tham quan. Du khách đều thích thú khi được tận mắt quan sát một công trình lịch sử đã tồn tại qua hàng ngàn năm.
Nếu bạn là người yêu thích lịch sử, muốn tìm hiểu về những di tích cổ thông qua những chuyến du lịch thì đây sẽ là một gợi ý hữu ích cho bạn
3. Tháp Dương Long – Tháp Ngà
Cụm tháp Dương Long gồm 3 toà tháp với toàn lớn nhất có chiều cao 24m và hai tháp nhỏ có chiều cao 22m. Phần thân tháp xây hoàn toàn bằng gạch, các góc được ghép từ những tảng đá lớn và các trang trí điêu khắc đều được làm bằng đá.
Nửa phần trên của tháp gần như là những khối đá lớn được khéo léo xếp chồng lên nhau. Ở các góc là những mảng chạm lớn với hình chim thần Garuda, Voi, Đại bàng…
Các mặt phẳng của tường được trang trí nhiều bức phù điêu lớn có hình lá đề, mô tả cảnh múa hát, tu sĩ.
Ðặc biệt là những đỉnh tháp ở đây là những bông sen vĩ đại với nhiều lớp cánh hoa hơi hướng lên trên. Mọi chi tiết trang trí ở tháp này đều rất lớn, khắc trên sa thạch, đường nét rõ ràng và còn giữ được rất tốt mặc dù đã trải qua hàng trăm năm lịch sử
4. Tháp Đôi – Tháp Hưng Thạnh
Tháp Đôi được xây dựng vào cuối thế kỉ XII toạ lạc ở Phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Công trình này gồm 2 tháp với kiến trúc vô cùng độc đáo.
Cả 2 tháp đều không phải là tháp vuông mà được xây dựng với hai phần chính gồm khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong.
Ở các góc tháp đều có những tượng chim thần Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Vòm trên của các cửa được xây vút cao lên như những mũi tên.
Kiến trúc độc đáo này được đánh giá mang đậm hơi hướng nghệ thuật Ấn Độ giáo và là một trong những toà tháp “độc nhất vô nhị“ của nghệ thuật kiến trúc Chăm pa. Năm 1980, tháp Đôi đã được Bộ văn hoá- thông tin công nhận là một di tích kiến trúc nghệ thuật.
5. Tháp Phú Lốc – Tháp Vàng
Tháp Phú Lốc còn có tên gọi khác là tháp Thốc Lốc, tháp Phốc Lốc, hay thường được gọi là tháp Vàng . Đây là một di tích Chămpa cổ thuộc xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn cách thành phố biển Quy Nhơn khoảng 35km về phía Bắc.
Tháp được xây dựng trên một đỉnh đồi có độ cao là 76m, vì thế tháp Phú Lốc đặc biệt nổi bật giữa vùng đồng bằng tỉnh Bình Định như một ngọn hải đăng khổng lồ.
Tháp mang vẻ đẹp pha trộn giữa ngạo nghễ và đượm buồn vô cùng đặc biệt. Khi tới đây, du khách sẽ có cơ hội đứng từ chân tháp phóng tầm mắt nhìn khắp 4 hướng để chiêm ngưỡng những cảnh trí kỳ vĩ xung quanh.
Tháp Phú Lốc đã được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1995.
6. Tháp Thủ Thiện
Tháp Thủ Thiện được xây dựng trên một vùng đất tương đối thấp, nằm cạnh bờ nam sông Kôn thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn và cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 35km về hướng bắc.
Toà tháp này có có quy mô nhỏ, kiểu dáng trang nhã, thanh thoát, kì bí và đã được được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1995.
Tháp Thủ Thiện hiện nay không còn nguyên vẹn do đã trải qua quá trình trăm năm lịch sử. Nhưng chính sự không toàn vẹn đó lại thu hút du khách thập phương tới và chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính và rất đỗi đặc biệt này.
7. Tháp Bình Lâm
Tháp Bình Lâm thuộc xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, thành phố Quy Nhơn. Đặt trong hệ thống tháp Chàm Bình Định, tháp Bình Lâm thuộc nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất. Được xây dựng vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI.
Cho đến nay tháp Bình Lâm vẫn mang trong mình một vẻ đẹp đậm màu thời gian, với kiến trúc chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn và phong cách Bình Định.
Sở dĩ tháp có cái tên Bình Lâm là bởi nó gắn liền với quá trình khai phá, chinh phục nơi và mang nghĩa chinh phục khu rừng rậm.
Cái tên Bình Lâm được người dân trong thôn gọi từ bao đời nay đã trở thành tên của toà tháp cổ.
Do thời gian tồn tại lâu đời, toà tháp đã chứng kiến biết bao dấu mốc thăng trầm của lịch sử. Cũng bởi vậy, toà tháp không chỉ thu hút du khách tới tham quan mà còn thu hút những nhà khảo cổ học tới nghiên cứu.
Tháp Bình Lâm gây ấn tượng với du khách bởi sự độc đáo trong kiến trúc xây dựng.
Khác với những toà tháp Chăm đương thời, tháp Bình Lâm được xây dựng trên đồng bằng và được xây dựng theo lối không mạch vữa với đa phần được xây dựng bằng gạch và chỉ một số diềm góc được xây dựng bằng đá.
Phần vòm mái được xây dựng nhọn, đan lồng, cộng hưởng để tạo nên vẻ đẹp khoẻ khoắn, độc đáo của toà tháp này.
Trên đây là một số thông tin về hệ thống tháp Chăm Bình Định. Nếu bạn đang tìm kiếm những địa điểm du lịch mang sắc thái hoài cổ với dấu ấn thời gian đậm nét thì còn chần chờ gì mà không tới đây?