“Bình Định có Hòn Vọng Phu, có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh” – Đã từ rất lâu người Bình Định, dù nhỏ hay lớn đều truyền tai nhau câu ca dao trên. Nếu các bạn tới du lịch Quy Nhơn, Bình Định có thể ghé qua địa điểm du lịch này nhé.
Truyền thuyết về Hòn Vọng Phu
Truyền thuyết có nhiều dị bản kể về hai anh em ruột lấy nhau. Khi người anh Tô Văn phát hiện ra vợ mình chính là người em gái ruột Tô Thị từ một vết sẹo trên đầu.
Vết sẹo ấy do ngày trước người anh vì vô tình làm em chảy máu đầu sợ cha mẹ về đánh nên bỏ trốn. Ác nghiệt thay họ lại lấy nhau nên vợ thành chồng và có một người con.
Người chồng, người anh day dứt lương tâm nên lấy cớ đi biển đánh cá rồi không trở về. Người vợ mòn mỏi đợi chồng ngày này qua ngày nọ. Nhớ chồng nên ôm con ra hòn đá trước biển ngóng trông. Hai mẹ con chết hóa đá.
Cũng có thuyết khác cho rằng, người chồng đi chiến trận không về. Vợ bồng con ra núi ngóng trông rồi chết hóa đá. Đá ấy được dân gian gọi đá trông chồng hay còn gọi Hòn Vọng Phu.
Cảm thương tình cảnh ấy, nhạc sĩ Lê Thương đã sáng tác ba bài “Hòn Vọng Phu” để ca ngợi tính chung thủy của người vợ.
Ngày nay ở Việt Nam có nhiều hòn Vọng Phu, trải dài từ miền Bắc và miền Trung, trong đó có Hòn Vọng Phu ở Bình Định.
ĐỌC THÊM: Review du lịch Cù Lao Xanh Quy Nhơn 2021. Tổng hợp kinh nghiệm du lịch “bạn cần biết”
Ý nghĩa tên gọi Hòn Vọng Phu
Phía Nam đầm Đạm Thủy, thuộc địa phận huyện Phù Cát, có núi Bà. Núi choán cả một vùng rộng lớn trên bốn mươi cây số vuông, uy nghi với bao điều kỳ bí.
Ngày xưa, núi có tên chữ là Phô Chinh đại sơn (Phô Chinh nghĩa là “bày chiêng”) – núi Bày Chiêng còn gọi là Hòn Chuông (Chung sơn).
Nhìn từ xa, Hòn Chuông giống quả chuông úp với nhiều đèo dốc: đèo Nhỏ ở phía bắc, đèo Lớn (còn gọi là đèo Tố Mộ) ở phía nam, đèo Mũi Đá Giăng ở phía đông… Trên đỉnh núi, có hai khối đá, một cao, một thấp trông tựa hình người.
Từ phía biển nhìn vào giống hệt một người đàn bà tay dắt đứa con đang đứng ngóng nhìn ra khơi xa. Dân địa phương gọi đó là Hòn Vọng Phu.
Có thể bạn quan tâm: